Nghiên cứu mới giúp sạc pin máy tạo nhịp tim mà không cần phẫu thuật

Thứ bảy - 30/04/2022 14:07
Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã tìm ra cách sạc pin cho máy tạo nhịp tim và các thiết bị cấy dưới cơ thể người bằng sóng âm, giúp bệnh nhân không phải phẫu thuật như trước đây. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu mới giúp sạc pin máy tạo nhịp tim mà không cần phẫu thuật

Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã tìm ra cách sạc pin cho máy tạo nhịp tim và các thiết bị cấy dưới cơ thể người bằng sóng âm, giúp bệnh nhân không phải phẫu thuật như trước đây.
 

Ảnh minh họa sạc bằng sóng âm cho máy tạo nhịp tim - Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Ảnh minh họa sạc bằng sóng âm cho máy tạo nhịp tim - Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc


Máy tạo nhịp tim hiện được xem là thiết bị hiệu quả trong việc hỗ trợ những bệnh nhân mắc phải tình trạng rối loạn nhịp tim khi giúp người bệnh duy trì được nhịp tim ổn định.

Tuy nhiên máy cũng có hạn chế khi thời lượng pin có giới hạn và cần phải thay thế thông qua phẫu thuật. Việc phẫu thuật thay pin này có thể dẫn đến biến chứng về sức khỏe đối với bệnh nhân.

Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề nói trên. Trong đó, pin được nạp thông qua nguồn điện không dây tạo ra từ sóng siêu âm mà không cần phẫu thuật.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã triển khai một mô hình dựa trên việc áp dụng hiệu ứng ba điện (triboelectric effect), hiệu ứng cho phép một vật tích điện sau khi có sự ma sát với một vật khác. Họ đã lợi dụng sự rung động của tần số sóng âm nhằm tạo ra ma sát với vật liệu có tên là tribo, vật liệu tích điện, để tạo ra điện năng.

Nghiên cứu đã tạo ra một nguồn điện đủ để giúp 200 đèn LED phát sáng với công suất đạt được là 8 Mili Watt ở khoảng cách 6cm. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao và tạo ra một lượng nhiệt nhỏ.

Nguồn điện này đủ để giúp sạc đầy cho nguồn pin của máy tạo nhịp tim cũng như một số thiết bị khác cấy dưới cơ thể người, theo tạp chí khoa học Scitechdaily.

Tiến sĩ Song, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nếu tính ổn định và hiệu quả của thiết bị được cải thiện hơn nữa, trong tương lai công nghệ này có thể được áp dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị cấy ghép trong cơ thể người mà không cần phẫu thuật".

Theo tuoitre

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp