Theo quy định, đến hết năm 2022, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô sẽ trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô. Các trang thiết bị mới này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, giúp người học rèn luyện các kỹ năng xử lý tình huống có thể gặp phải trên đường, góp phần bảo đảm an toàn trong khi lưu thông. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Theo quy định, đến hết năm 2022, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô sẽ trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô. Các trang thiết bị mới này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, giúp người học rèn luyện các kỹ năng xử lý tình huống có thể gặp phải trên đường, góp phần bảo đảm an toàn trong khi lưu thông.
Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định, cơ sở đào tạo trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô trước ngày 31-12-2022. Khi học trên cabin, phần mềm mô phỏng sẽ đưa ra các bài tập từ cách vận hành xe, các bài thực hành như dừng và khởi hành ngang dốc, lái xe trên đường quanh co, nơi đường vuông góc...
Cùng với đó là các bài nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện khi đi trên những địa hình khác nhau, đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong đô thị, xử lý khi gặp những tình huống trong các điều kiện thời tiết. Trong quá trình người học thực hành trên cabin, phần mềm sẽ đưa ra các cảnh báo để kịp thời điều chỉnh nếu đi sai làn đường, đi vào đường cấm, không thắt dây an toàn hoặc xảy ra tai nạn.
Đến nay, các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe đã có khoảng thời gian chuẩn bị cho việc áp dụng cabin học lái xe và phần mềm mô phỏng. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư ban đầu khá lớn là một vấn đề đang đặt ra đối với không ít cơ sở. Trước những khó khăn trong chuẩn bị kinh phí đầu tư thiết bị cabin học lái xe, nhất là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy định mới của Bộ GTVT đã lùi thời gian để cơ sở đào tạo trang bị cabin học lái xe đến hết năm 2022. Đại diện Sở GTVT TP Hà Nội cho biết, sở sẵn sàng nhận chuyển giao phần mềm để phổ biến cho các cơ sở đào tạo, sát hạch và các công tác chuẩn bị khác trước khi áp dụng quy định này.
Theo ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo lái xe là phải đầu tư thiết bị mô phỏng, nếu không bảo đảm điều kiện này theo mốc thời gian quy định sẽ không được tiếp tục đào tạo lái xe ô tô. Việc đưa vào áp dụng phần mềm và thiết bị mô phỏng lái xe giúp người học được rèn luyện các bài tập về phản xạ với những tình huống khác nhau theo từng cung đường, tình trạng giao thông, thời tiết; từ đó nâng cao hơn nữa kỹ năng điều khiển phương tiện, bảo đảm an toàn giao thông. Đây cũng là giải pháp đổi mới công tác sát hạch, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe.
Bộ GTVT hiện đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị phục vụ đào tạo lái xe. Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối thiết bị phải bảo đảm các yếu tố theo quy chuẩn này. Sau khi được thử nghiệm và có giấy chứng nhận phù hợp sẽ đủ điều kiện để cung cấp ra thị trường, bảo đảm chất lượng thiết bị phục vụ tốt nhất cho người học.
Theo QĐND
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tags: Viet Nam,
giao duc,
xa hoi,
kinh te,
the thao,
phap luat,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
van hoa,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
bong da,
giai tri,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions