Năm 2021, trong điều kiện dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Khánh Hòa đã nỗ lực tập trung giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn ông Hồ Đắc Thích - Giám đốc NHCSXH tỉnh về kết quả nổi bật của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.
. Thưa ông, với tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo NHCSXH, toàn hệ thống “lao động giỏi, lao động an toàn” trong thực hiện nhiệm vụ, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, NHCSXH tỉnh đã triển khai đạt kết quả như thế nào?
. Năm 2021, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh đã chủ động bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH để chỉ đạo NHCSXH tỉnh và các cấp, ngành, đơn vị có liên quan tích cực triển khai kịp thời, có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.
Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, NHCSXH tỉnh đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cán bộ và khách hàng khi tham gia giao dịch tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác để khôi phục sản xuất, kinh doanh.Tính đến ngày 31-12-2021, tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh quản lý 3.374,6tỷ đồng, tăng 257 tỷ đồng so với năm 2020. Trong đó, nguồn vốn Trung ương 2.923,4tỷ đồng, tăng 214,8tỷ đồngso với năm 2020; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 451,2tỷ đồng, tăng 42,9 tỷ đồngso với năm 2020. Tổng doanh số cho vay năm2021đạt 1.164,9 tỷ đồng, với32.267 lượt khách hàng vay vốncác chương trình tín dụng chính sách xã hội; doanh số thu nợ đạt906,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 31-12-2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 3.369,3 tỷ đồng, tăng 256,7tỷ đồng so với 2020;với 128.617hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.Chất lượng tín dụng được đảm bảo với tỷ lệ nợ qúa hạn chiếm 0,29%/ tổng dư nợ. Vốn tín dụng chính sách đã giúp 6.297 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 2.504hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn sản xuất, kinh doanh; giải quyết việc làm cho 6.400lao động, giúp405 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giúp 16.751 hộ xây dựng công trìnhnước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn, tạo điều kiện chotrên 161hộgia đình được an cư nhờ vay vốn từ chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định 100 của Chính phủ. Nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục hỗ trợ tích cực để các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.
. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Xin ông cho biết kết quả triển khai chính sách này trên địa bàn tỉnh?
. Nhằm kịp thời đưa Nghị quyết 68 (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị quyết 126), Quyết định 23(được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định 33) vào cuộc sống, ngay sau khi NHCSXH phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai chính sách vay vốn đến các chi nhánh tỉnh, thành phố, NHCSXH tỉnh đã triển khai, tập huấn cho toàn thể cán bộ thực hiện cho vay theo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo các đối tượng đúng quy định đều được tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ. Đồng thời, NHCSXH tỉnh tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách này đến đông đảo người dân, nhất là các doanh nghiệp và người lao động; nhanh chóng giải ngân cho các trường hợp đủ điều kiện theo quy định với tinh thần đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả nhưng vẫn bảo toàn nguồn vốn.Năm 2021, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho 17 doanh nghiệp vay với số tiền 6,1 tỷđồngđể trả lương cho 1.687 lượt laođộng. Trong đó, cho vay trả lương ngừng việccho 10doanh nghiệp,số tiền 3,7 tỷđồng với 1.021lượt lao động; cho vay phục hồi sản xuất7doanh nghiệp, số tiền 2,4 đồng, với 666 lượt lao động.
. Xin ông cho biết định hướng nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH tỉnh trong năm 2022?
m Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2022, NHCSXH tỉnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Trọng tâm là, NHCSXH tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai Kết luận số 06 ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư và Công văn 735ngày 31-8-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tham mưu UBND các cấp tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1630ngày 28-9-2021 về kế hoạch triển khai Chỉ thị 40; tham mưu bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phươngvà Trung ương năm 2022 để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn. Đặc biệt,NHCSXH tỉnh bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vàcác chương trình mục tiêuquốc giađể triển khai các chương trình tín dụng chính sách theo hướng ưu tiên cho các xã miền núi, xã đảo, xã thuộc vùng khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng đến các đối tượng thụ hưởng; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt việc huy động, quản lý nguồn vốn, giải ngân theo kế hoạch giaovà nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, triển khai giải ngân nhanh khi có vốn để nhiều khách hàng được tiếp cận nguồn vốn vay hơn.Đồng thời, tiếp tục tập trung triển khai chính sách cho người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; đối chiếu phân loại nợ khách hàng năm2022, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; tiếp tục kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ tiết kiệmvà vay vốn; tổ chứctổng kết 20 năm hoạt động tín dụngchính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP.
. Xin cảm ơn ông!
N.D (Thực hiện)