Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Phật thủ làm thuốc

Thứ hai - 30/01/2023 04:59
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Phật thủ làm thuốc
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa...
 
Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2 - 3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.
 
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...

 

Phật thủ vị cay, tính ấm có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu. Ảnh: TL
Phật thủ vị cay, tính ấm có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu. Ảnh: TL

 

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí,  có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, bồi bổ dạ dày, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
 
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
 
Một số bài thuốc từ phật thủ
 
- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3 - 4  lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
 
- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế, gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống. 5 ngày là một liệu trình.
 
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày 3 lần. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
 
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10 ml. 5 ngày là một liệu trình.
 
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30g, đương quy 8g, gừng tươi 6g, rượu trắng 30ml, thêm chút nước sắc lên, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống  2 - 3 ngày trước kỳ kinh.
 
- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30g, ruột non lợn 30cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng trong 3 ngày.
 
- Giải rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc với nước để uống.
 
Lưu ý: Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp