Chuyên gia: Nỗ lực thúc đẩy Mỹ tham gia CPTPP của Nhật Bản khó thành công

Thứ năm - 26/01/2023 03:50
Các nhà phân tích cho rằng việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thúc đẩy Mỹ tham gia CPTPP dường như sẽ thất bại bởi Mỹ sẽ tập trung vào Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) thay vì CPTPP mà Trung Quốc cũng muốn tham gia.   Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Chuyên gia: Nỗ lực thúc đẩy Mỹ tham gia CPTPP của Nhật Bản khó thành công
Các nhà phân tích cho rằng việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thúc đẩy Mỹ tham gia CPTPP dường như sẽ thất bại bởi Mỹ sẽ tập trung vào Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) thay vì CPTPP mà Trung Quốc cũng muốn tham gia.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp ở Washington, DC, ngày 13/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp ở Washington, DC, ngày 13/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Kishida đã gặp Tổng thống Biden tại Washington vào ngày 13/1. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh và hợp tác kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn sang Trung Quốc.
 
Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Bản một lần nữa kêu gọi Mỹ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, CPTPP là thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới giữa 11 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Việt Nam, New Zealand, Singapore, Mexico, Peru, Brunei, Chile và Malaysia.
 
Tuy nhiên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre sau đó nói với các phóng viên rằng “đây không phải là một lựa chọn mà chúng tôi đang nghiên cứu” vì Washington đang tập trung vào Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
 
IPEF không phải là một thỏa thuận thương mại tự do mà thay vào đó nhắm đến mục tiêu đưa ra các quy tắc thương mại công bằng và linh hoạt trong các lĩnh vực như thương mại kỹ thuật số, lao động và môi trường, cũng như thúc đẩy khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng, khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh đồng thời hài hòa hóa thuế và các nỗ lực chống tham nhũng.
 
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), việc trở thành thành viên của CPTPP chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho nhiều công ty Mỹ nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng hơn và giảm thuế quan. Tuy nhiên, ông Jeff Kingston tại Đại học Temple (Nhật Bản) nhận định rằng ngay cả khi Tổng thống Biden quan tâm đến việc tham gia CPTPP, rất khó có khả năng ông có thể vượt qua điều cơ bản là đảo ngược quyết định năm 2017 của người tiền nhiệm Donald Trump về việc rút khỏi tiền thân của CPTPP là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
 
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP vào năm 2017, Nhật Bản đã tiếp tục dẫn dắt tiến trình đàm phán hiệp định thương mại này. Kết quả là năm 2018, 11 thành viên còn lại của TPP đã nhất trí ký kết CPTPP.
 
Giáo sư dự bị Ryo Hinata-Yamaguchi tại Đại học Tokyo phân tích với tờ This Week in Asia rằng có một số lĩnh vực mất kết nối trong quan hệ Mỹ - Nhật. Ông Hinata-Yamaguchi nêu rõ: “Hai bên có nhất trí về an ninh và chính trị, nhưng về kinh tế và thương mại, không phải lúc nào họ cũng ăn ý với nhau”. Ông còn đề cập đến di sản cạnh tranh thương mại giữa hai nước từ những năm 1980.
 
Theo TTXVN
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp