Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Áp thấp nhiệt đới không mạnh lên thành bão

Thứ ba - 26/10/2021 00:36
Sáng 26-10, Thứ trưởng Bộ Nông và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận về tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Áp thấp nhiệt đới không mạnh lên thành bão

Sáng 26-10, Thứ trưởng Bộ Nông và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận về tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tham dự.

 

Thời điểm 7 giờ ngày 26-10, ATNĐ nằm trên vùng biển cách Khánh Hòa 300km, Ninh Thuận 280km về phía đông. Dự báo ATNĐ tiếp tục di chuyển chậm về phía đất liền các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Đến khoảng 21 giờ đêm 26-10, vùng áp thấp sẽ đi vào địa phận Khánh Hòa – Ninh Thuận với sức gió mạnh nhất khoảng cấp 6.

 

Vị trí và dự báo hướng di chuyển của ATNĐ
Vị trí và dự báo hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới

 

Tuy ATNĐ không mạnh lên thành bão như dự báo trước đó, song tình hình mưa lớn kéo dài trên diện rộng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương tiếp tục chủ động bám sát tình hình của ATNĐ để ứng phó phù hợp. Trong đó tập trung kêu gọi tàu thuyền di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của ATNĐ; đảm bảo an toàn cho người lao động ở các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển; vận hành điều tiết lũ tại các hồ chứa đảm bảo an toàn hồ đập vừa tích trữ lượng nước phù hợp. Các địa phương cũng cần quan tâm thực hiện các biện pháp về ứng phó với sạt lở đất, nhất là khu vực miền núi các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và khu vực Nam Tây.

 

Tại Khánh Hòa, trong đêm 25 và sáng 26-10, công tác ứng phó tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, hiện không có tàu nào của Khánh Hòa nằm trong khu vực nguy hiểm. Đối với khoảng 8.000 lao động trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, đến 7 giờ sáng 26-10 đã di dời vào bờ trên 5.000 người, số còn lại sẽ hoàn tất việc di chuyển vào bờ trong buổi sáng cùng ngày. Cơ quan chức năng và các địa phương cũng đã chủ động tuyên truyền, vận động và đề nghị người dân sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán khỏi khu vực xung yếu về sạt lở đất khi cần thiết.

 

Tại cuộc họp, ông Đinh Văn Thiệu đề nghị các địa phương tập trung vào việc sẵn sàng các phương án đề phòng ứng cứu trong những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, nhất là các tình huống sạt lở ở những khu vực nguy cơ cao và tại các tuyến đường đèo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo dõi sát tình hình thời tiết để có phương án vận hành điều tiết nước tại các hồ chứa phù hợp nhằm tích nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2022, hiện nay, lượng nước tại 31 hồ chứa mới chỉ đạt 62% so với tổng dung tích.

 

H.Đ

 

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp