Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Nhiều vị thuốc chữa bệnh từ cây dâu có thể bạn chưa biết

Thứ năm - 16/03/2023 07:24
Cây dâu rất đỗi quen thuộc ở nước ta. Các bộ phận của cây dâu đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh...   Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Nhiều vị thuốc chữa bệnh từ cây dâu có thể bạn chưa biết
Cây dâu rất đỗi quen thuộc ở nước ta. Các bộ phận của cây dâu đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh...
 
Dâu tằm còn có tên gọi khác là tang, dâu tàu... thuộc họ dâu tằm. Từ xa xưa, dâu tằm đã được trồng để lấy lá nuôi tằm.
 
Trong y học, dâu tằm có tác dụng chữa bệnh như an thần, thanh nhiệt, giảm đau trong viêm xương khớp, giúp mạnh gân cốt, hạ huyết áp, tiêu viêm, lợi tiểu.

 

Cây dâu cho ta nhiều vị thuốc quý chữa bệnh.
Cây dâu cho ta nhiều vị thuốc quý chữa bệnh.

 

ThS. BS. Nguyễn Đình Thục, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, cây dâu cho ta rất nhiều vị thuốc:
 
1. Lá dâu
 
Lá dâu - tên vị thuốc là tang diệp (Folium Mori). Trong lá dâu có chất cao su, carotene, tannin, vitamin C, choline, adenine, trigonenlin. Ngoài ra, còn có pentozan, đường, canxi malat và canxi carbonat, rất ít tinh dầu.
 
Theo Đông y, lá dâu có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can và phế; có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt, dùng chữa phong ôn biểu chứng (sốt nhiều, rét ít, không sợ rét nhưng có ho khái thấu, chảy nước mũi hoặc tắc ngạt mũi, miệng hơi khát, đầu và rìa lưỡi hơi hồng, mạch phù sác), lao nhiệt sinh ho, đầu nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt.
 
Tác dụng: Dùng chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, trừ đờm, tăng huyết áp, làm cho sáng mắt. Liều dùng: 6-18g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
 
- Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối mùa, sao. Liều dùng 12-16g/ngày. Sắc uống.
 
2. Vỏ rễ cây dâu
 
Vỏ rễ cây dâu có tên vị thuốc là tang bạch bì (Cortex Mori radices), có acid hữu cơ, tannin, pectin, beta amyrin, rất ít tinh dầu.
 
Theo Đông y, tang bạch bì có vị ngọt, tính hàn, quy kinh phế, tỳ có công năng lợi tiểu, tả phế, thanh nhiệt, tiêu phù và bình suyễn.

 

Vị thuốc tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) có tác dụng thanh nhiệt.
Vị thuốc tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) có tác dụng thanh nhiệt.

 

Tác dụng: Điều trị ho, làm thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng, chữa ho lâu ngày, hen, ho có đờm, băng huyết, chữa sốt, tăng huyết áp. Liều dùng hằng ngày 6-18g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
 
- Chữa ho ra máu: Tang bạch bì 600g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm, tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều, dùng dần. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 8g chiêu bằng nước cơm.
 
- Ho lâu năm: Tang bạch bì, vỏ rễ cây chanh - hai vị bằng nhau, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày.
 
- Trẻ ho có đờm: Tang bạch bì 4g sắc với nước cho uống.
 
- Rụng tóc: Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, lấy nước gội đầu.
 
3. Quả dâu
 
Quả dâu, tên vị thuốc là tang thầm (Fructus Mori) có chứa các chất: Nước 84,71%, đường 9,19%, acid 1,80%, protid 0,36%, tannin, vitamin C, carotin.
 
Theo đông y, tang thầm có vị ngọt chua tính ôn, vào hai kinh can và thận; có tác dụng bổ can, thận, nuôi máu, khứ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, loa lịch (bệnh lao hạch ở cổ), mắt có màng, tai ù, huyết hư, tiểu tiện bí. Lưu ý, những người đại tiện tiết tả không dùng được.
 
Tác dụng: Bổ thận, sáng mắt, bổ toàn thân, giúp cho tiêu hóa tốt, chữa ngủ kém, râu tóc sớm bạc. Liều dùng 12-20g/ngày.
 
- Chữa tràng nhạc (lao hạch ở phần cổ): Tang thầm (loại quả đã chín thẫm) 2 bát đầy. Cho vào vải vắt lấy nước, cô thành cao lỏng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.
 
- Tóc không mọc – tóc bạc: Quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước xát vào đầu, ngày 01 lần.
 
4. Cành dâu
 
Cành dâu cho vị thuốc là tang chi, có vị đắng, tính bình, vào kinh can.
 
Tác dụng khứ phong thấp (tiêu trừ phong hàn thấp tà), lợi quan tiết (khớp xương), dùng chữa phong hàn thấp tà, đau nhức, thủy khí (nguồn năng lượng tàng trữ trong con người), cước khí, chân tay co quắp.

 

Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa) có tác dụng giảm đau, bổ thận.
Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa) có tác dụng giảm đau, bổ thận.

 

5. Cây mọc ký sinh trên cây dâu
 
Cây mọc ký sinh trên cây dâu (tầm gửi trên cây dâu) có tên vị thuốc là tang ký sinh (Ramulus Loranthi),
 
Theo đông y, tang ký sinh có vị đắng tính bình, vào hai kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa; dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau.
 
- Chữa động thai đau bụng: Tang ký sinh 60g, cao ban long nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 3 bát (600ml). Sắc còn một bát (200ml). Chia nhiều lần uống trong ngày.
 
6. Tổ bọ ngựa trên cây dâu
 
Tổ bọ ngựa trên cây dâu có tên vị thuốc là tang phiêu tiêu (Ootheca Mantidis), có tác dụng giảm đau, bổ thận, ích tinh nên thường dùng để chữa mồ hôi trộm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đái dầm ở trẻ em, di tinh, liệt dương, bạch đới, bế kinh. Liều dùng 6-12g/ngày.
 
- Chữa động thai, bí tiểu tiện: Tang phiêu tiêu, nướng vàng tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 gam.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp