Từ nhiều năm nay, cây cầu nối trung tâm xã Sơn Lâm (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) với khu sản xuất Ha Nít là niềm mong mỏi của hàng trăm hộ dân. Nguyện vọng ấy cuối cùng đã được đáp ứng, khi chỉ ít thời gian nữa, cây cầu khang trang bằng bê tông sẽ được hoàn thành đưa vào khai thác.
Vùng sản xuất khu vực thôn Ha Nít, xã Sơn Lâm rộng khoảng 200ha. Từ nhiều năm nay, để đến được nơi đây trồng trọt, người dân phải băng qua con suối lớn. Vào mùa mưa bão, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm rình rập. Ông Ma Thế Huỳnh (xã Sơn Lâm) cho biết, khu sản xuất tại thôn Ha Nít giáp ranh với một thôn của xã Thành Sơn và xã Phước Bình (Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận). Người dân xã Sơn Lâm muốn đi làm rẫy phải qua suối, hiện nay chưa có đường hay cầu để đi. Vào mùa khô thì còn đỡ, đến mùa mưa lũ, người dân đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Năm 2016, có 2 vợ chồng đi làm rẫy, băng qua suối bị lũ cuốn tử vong, rất thương tâm.
![]() Nhà thầu triển khai thi công cầu Ha Nít. |
Bà Cao Thị Hằng - Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm cho biết, trong khoảng 200ha đất canh tác của hàng trăm hộ khu vực thôn Ha Nít hiện nay có 37 hộ của xã xâm canh trên khu vực đất của Ninh Thuận. Chính quyền 2 nơi cũng thống nhất để người dân làm, khoanh vùng lại do tập quán xâm canh từ rất lâu. Khu vực này hiện nay trồng sầu riêng, bưởi da xanh và keo; từ nhiều năm nay, người dân đi lại vất vả, việc vận chuyển nông sản gặp khó khăn, chi phí tăng cao. Nhận thấy khó khăn đó, xã đã nhiều lần kiến nghị các cấp sớm có giải pháp làm cầu bảo đảm an toàn cho người dân khi đi qua suối, đồng thời kết nối giao thông giữa các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều lần các đoàn cấp trên đã đi khảo sát, nhưng mãi đến đầu năm 2020 mới có quyết định xây cầu tại đây.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết, khu vực xây dựng cầu không nằm trên tuyến đường do sở quản lý. Huyện Khánh Sơn nhiều lần kiến nghị xây cầu nhưng do kinh phí có hạn nên đến nay mới cân đối được để xây dựng. Sở cũng nhiều lần có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung cầu Ha Nít vào danh mục xây dựng cầu dân sinh trong cả nước. Mãi đến năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới có văn bản chấp thuận xây cầu từ nguồn vốn của dự án nói trên.
Ông Phan Châu Vinh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn, Sở Giao thông vận tải cho biết, ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, sở đã lập dự án xây dựng cầu Ha Nít. Cầu được xây dựng bằng bê tông xi măng, có chiều dài 72m, chiều rộng 3,5m. Dự án có tổng kinh phí khoảng 5,5 tỷ đồng. Đến thời điểm này, nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ cọc khoan nhồi, 1 trụ đã được đổ xong, trụ còn lại đang được đan thép, chuẩn bị đổ bê tông. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà thầu tiến hành song song việc đổ trụ và làm dầm. Dự kiến đến ngày 30-9, công trình sẽ hoàn thành đưa vào khai thác.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, đường nối từ trung tâm đến cầu Ha Nít chưa được đầu tư. Sau khi cầu Ha Nít hoàn thành, huyện Khánh Sơn sẽ làm tuyến đường bê tông dài khoảng 6km đến cầu và kết nối giữa các xã Sơn Lâm, Thành Sơn và Sơn Bình, tạo trục giao thương, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
THÀNH NAM
Link nguồn: baokhanhhoa.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà Trắng lên kế hoạch chia tay ông Trump...
Triều Tiên cải tổ Nội các sau Đại hội Đảng...
Dự toán gần 61 tỷ đồng lập quy hoạch tỉnh
Triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng năm...
Khánh Sơn: Nỗ lực giữ rừng Ko Róa
Tòa nhà Quốc hội Mỹ bị phong tỏa khi đang...
Nước Mỹ "căng thẳng" trước thềm lễ nhậm chức:...
Khánh Sơn: Giai đoạn 2019 - 2020, có 10 sản...
Cam Ranh: Dư nợ tín dụng chính sách hơn 390...
Sản lượng điện thương phẩm đạt hơn 2.245...
Khánh Vĩnh: Mong vụ bưởi Tết bội thu
Ám ảnh "bóng ma" Covid-19, thế giới chuẩn bị...
Đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng
Agribank Khánh Hòa: Đẩy mạnh ứng dụng điện tử...
Nổ lớn rung chuyển Nashville (Mỹ), mạng lưới...
Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên...
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm...
Năm 2020, thu ngân sách chỉ đạt 80% dự toán
Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa: Kỷ niệm 10...
Đức sẽ theo đuổi dự án "Dòng chảy phương...