Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Người trẻ chi hàng chục triệu đồng học lặn biển, lướt sóng, dù lượn

Thứ tư - 06/07/2022 01:03
Cuối tuần, bạn bè rất khó gặp được Kim Linh (TP.HCM). Cô gái 27 tuổi này dành toàn bộ thời gian nghỉ ngơi để tìm đến bãi biển, tham gia các môn thể thao như lặn biển, lướt sóng.
Người trẻ chi hàng chục triệu đồng học lặn biển, lướt sóng, dù lượn
chi bon tien hoc the thao mao hiem anh 1

Gần đây, Kim Linh vừa xin nghỉ phép 7 ngày để đến Nha Trang, tham gia một khóa học lặn biển với chi phí 7,5 triệu đồng. Cô chi trả thêm 4,5 triệu đồng cho việc di chuyển, ăn uống và lưu trú.

Theo Linh, những môn thể thao mình tham gia không quá tốn kém, nhưng đều cần một khoản chi phí nhất định để mua trang phục, thiết bị hoặc dụng cụ.

Không ngại chi tiền

2 năm qua, cô chi khoảng 60 triệu đồng cho việc theo học 2 bộ môn mình yêu thích là lướt sóng và lặn biển.

chi bon tien hoc the thao mao hiem anh 2

Kim Linh thường dành các buổi cuối tuần để trải nghiệm lướt sóng hoặc lặn biển.

"Nếu không có dịch bệnh, tôi sẽ đi biển nhiều hơn. Từ đó, chi phí để tham gia các bộ môn này chắc chắn đội lên nhiều lần", cô chia sẻ với Zing.

Tương tự, Khánh Toàn (27 tuổi, Hà Nội) cũng thừa nhận số tiền dành cho các thể thao mình yêu thích không hề ít. Mỗi lần trải nghiệm bộ môn bay dù lượn, anh tiêu tốn khoảng 1,2 triệu đồng để thuê dù và được bay đôi cùng một phi công có nhiều giờ kinh nghiệm.

Anh mong muốn đầu tư nhiều hơn cho bộ môn này, nhưng còn e ngại bởi chi phí khá lớn.

"Một bộ dù lượn mới có giá khoảng 50-70 triệu đồng. Chưa kể, tôi còn phải trả học phí là 12 triệu đồng/khóa. Chi phí di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến địa điểm bay cũng tốn thêm trên dưới 500.000 đồng", anh liệt kê, cho biết khi điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ dành tiền để theo đuổi bộ môn.

Tốn kém là chưa đủ

Những cũng theo Kim Linh, thể thao mạo hiểm là hoạt động có tiền cũng không chắc có thể tham gia. Trước đây, cô từng rất yêu thích bộ môn bay dù lượn. Tuy nhiên, sau những bài thử thách về thể lực, cô được khuyên không nên theo đuổi hoạt động này.

Sau đó, cô tìm hiểu và gắn bó với những bộ môn dưới nước.

"Sức khỏe chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Không phải ai cũng đáp ứng được tiêu chuẩn này", cô nói.

Đối với mỗi môn thể thao dưới nước, Linh cũng cần những kỹ năng và điều kiện thể chất khác nhau. Như môn lặn biển, cô buộc phải bơi tốt, không sợ nước, không mắc các bệnh về tim mạch và thần kinh. Trong khi đó, môn lướt sóng lại đơn giản hơn, chỉ cần cô biết bơi và có kỹ năng giữ thăng bằng tốt.

Ngoài ra, dù biết sở thích của con gái, nhưng gia đình cô lại không mấy ủng hộ. Cha mẹ thường khuyên nhủ cô lựa chọn bộ môn khác bởi lo sợ sự cố. Cô phải dành nhiều thời gian nhằm thuyết phục và động viên người thân yên lòng.

chi bon tien hoc the thao mao hiem anh 3

Thành Hiền vừa nhận chứng chỉ lặn biển quốc tế sau nhiều năm rèn luyện bộ môn này.

"Trên thực tế, mỗi lần lặn xuống biển, tôi không quá lo lắng, phần vì đây là sở thích của bản thân. Phần khác, tôi đã được dạy chắc các kỹ năng của bộ môn để sinh tồn và bảo vệ tính mạng. Đó chính là lý do chúng ta cần phải học trước khi tham gia bất cứ môn thể thao nào", cô nhấn mạnh.

Tương tự Kim Linh, Thành Hiền (27 tuổi, TP.HCM) cũng cho rằng sức khỏe và việc rèn luyện bài bản là yếu tố tối quan trọng để tham gia các môn thể thao mạo hiểm.

Trước đây, anh chỉ từng xem lặn biển trên các phương tiện truyền thông. Gặp áp lực lớn vì công việc, mong muốn trải nghiệm hoạt động mới lạ, anh tìm đến bộ môn này để giải tỏa căng thẳng. Dần dần, anh trở nên yêu thích và xác định theo đuổi lâu dài.

Gần đây, anh vừa nhận bằng quốc tế về môn lặn biển. Với chứng chỉ này, anh có thể lặn ở bất cứ vùng biển được cấp phép nào trên thế giới. Anh dự định đến Malaysia để lặn tại một trong những hòn đảo đẹp nhất tại đây.

"Thời điểm mới làm quen với lặn, tâm lý tôi rất hoảng, sợ không thể vượt qua. Tôi bỏ cuộc nhiều lần lắm vì sợ hãi. Sau một thời gian khá dài, tôi mới có đủ can đảm để vượt qua giới hạn của mình", anh chia sẻ.

'Đừng chạy theo số đông'

Những năm gần đây, các bộ môn thể thao mạo hiểm trở nên thu hút người trẻ tuổi vì sự độc đáo, mới lạ. Không ít người mong muốn tìm hiểu, chi số tiền lớn để tham gia các khóa học về dù lượn, diều bay hoặc lặn biển.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực, không phải ai cũng đạt yêu cầu thể lực, tâm lý hoặc thời gian để theo đuổi.

"Đừng chạy theo số đông", đó là lời khuyên của Nguyễn Tuấn - HLV CLB dù lượn Hà Nội - Hanoi Paragliding. Theo quan sát của anh, ngày càng có nhiều trẻ có nhu cầu học bay dù lượn và tìm hiểu về bộ môn này.

"Nếu không đủ đam mê, rất khó để học viên gắn bó với dù lượn. Đây là bộ môn không những đòi hỏi sức khỏe mà còn cần sự tập luyện đều đặn với 12 buổi tập cho 12 tuần liên tiếp. Sau đó, người học phải duy trì bay với tần suất cao để cải thiện kỹ năng", anh nói.

Với cương vị HLV cho bộ môn kén người chơi này, anh không ít lần thấy học viên của mình bỏ cuộc vì nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm thấy không phù hợp, kinh tế không cho phép và tâm lý sợ nguy hiểm.

Các hoạt động thể thao mạo hiểm theo thông tư 04/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm: Dù lượn, diều bay, leo núi thể thao, lặn biển thể thao giải trí, moto nước trên biển, ôtô thể thao địa hình, moto thể thao và xe đạp thể thao.

Các đơn vị, tổ chức kinh doanh dịch vụ này phải đăng ký theo mô hình doanh nghiệp và phải lập hồ sơ gửi tới có quan có thẩm quyền để được cấp phép hoạt động.

Đồng thời, các đơn vị này phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao, nhân viên cứu hộ.

- Phải có nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết. Và phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao.

Người trẻ không còn muốn khoe bận rộn

Tất bật tối ngày không chứng tỏ sự thành công hoặc hiệu quả. Giờ đây, khả năng cân bằng công việc - cuộc sống mới là điều người trẻ mong muốn.

Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp