Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Trường làng mùa đông xưa

Thứ sáu - 25/11/2022 11:40
Tôi tự đi đến trường một mình. Lũ trẻ con chúng tôi ngày đó lon ton lũn cũn tự nhiên tới hồn nhiên như bầy sẻ nâu quanh nhà nên việc tự đến lớp là chuyện thường. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Trường làng mùa đông xưa

Tôi tự đi đến trường một mình. Lũ trẻ con chúng tôi ngày đó lon ton lũn cũn tự nhiên tới hồn nhiên như bầy sẻ nâu quanh nhà nên việc tự đến lớp là chuyện thường. Ba má chúng tôi đều bận mưu sinh, việc học hành đều do mỗi đứa trẻ cùng nhà trường với thầy cô đảm trách. Có chăng thỉnh thoảng ba động viên xoa đầu hay má hỏi nhẹ như nhắc nhở: “Nhớ vâng lời thầy cô nghe con”, thấy tôi gật đầu là má nghĩ ngay đến việc khác. Bởi thế cuộc sống của tuổi thơ khi đó, trong đó có chuyện học hành rất nhẹ nhàng, không áp lực hay vướng bận nặng nề gì như thế hệ sau này.

Tôi tự đi đến trường một mình. Lũ trẻ con chúng tôi ngày đó lon ton lũn cũn tự nhiên tới hồn nhiên như bầy sẻ nâu quanh nhà nên việc tự đến lớp là chuyện thường. Ba má chúng tôi đều bận mưu sinh, việc học hành đều do mỗi đứa trẻ cùng nhà trường với thầy cô đảm trách. Có chăng thỉnh thoảng ba động viên xoa đầu hay má hỏi nhẹ như nhắc nhở: “Nhớ vâng lời thầy cô nghe con”, thấy tôi gật đầu là má nghĩ ngay đến việc khác. Bởi thế cuộc sống của tuổi thơ khi đó, trong đó có chuyện học hành rất nhẹ nhàng, không áp lực hay vướng bận nặng nề gì như thế hệ sau này.


Trường cũng không quá xa nhà nên có thể gọi là trường làng. Chỉ cần bước ra đường là sẽ gặp từng bầy trẻ cùng lứa hăm hở chạy nhảy đến trường trong sớm mai se lạnh. Với tôi, sáng nào khi thức dậy đều tự lo cho mình: có thể ăn bát cơm nguội, củ khoai hay nắm xôi má đã để sẵn trên gác bếp để lót dạ. Còn ba, lúc nào cũng dành cho tôi chút quà nhỏ: vài đồng bạc lẻ để trên đầu tủ để tôi ăn quà giờ ra chơi ở trường.


Khoảnh sân sớm mai tiễn tôi đi học là cây ổi già ríu rít lũ chim sâu trên cành, là đàn gà đang tung tăng đào đất quanh đó và con Vàng thân thiết quẫy đuôi tiễn ra tới tận cổng mới lủi thủi trở lại góc hè nằm khoanh mình gác mõm lên chân chờ tôi đi học về.


Tôi đến trường nhẩn nha, không nhanh không chậm, cứ đi mãi trên con đường Đồng Nai quen thuộc với hai hàng mái nhà thấp bé âm u vắng vẻ. Ngày đó đã có chợ nhưng bé nhỏ, đó chỉ là những gánh hàng sơ sài đậu bên đường, buổi sớm chợ cũng thưa. Thỉnh thoảng mới thấy một cánh cửa nhà hé mở và cái đầu ló ra nhìn những đứa trẻ lủi thủi đến trường. Đi mãi tới đường Hương Điền thì rẽ xuống làng rau Phước Hải. Ngay từ đầu dốc bên lũy tre gai um tùm, bước qua cây cầu nhỏ bằng các phiến gỗ thô bản, dưới đó là con suối nhỏ. Sau này, khi lớn lên tôi mới biết đó chỉ là con lạch nước nhỏ từ động cát Hương Điền chảy về đồng xa. Nhưng với tuổi thơ đó là dòng suối kỳ diệu, dù nó chảy rất nhẹ nhưng tôi vẫn như nghe tiếng róc rách của nó mỗi khi qua đây. Đó là tiếng cười trong veo thân thương của đất làng mình.


Từ cây cầu đã thấy mái ngói ngôi trường nhỏ hiện lên giữa các luống rau cải, rau muống, rau tần và xen lẫn là luống hoa. Ở đây người ta trồng hoa, rau quanh năm, mùa nào thức đó. Mùa hè trồng rau muống, rau dền, rau cần. Hoa thì thường hoa cúc, vạn thọ cắm bình để cúng rằm hay mùng một. Mùa đông trồng đậu ván, dưa, cà chua, rau cải và hoa cúc, hoa thược dược và vẫn vạn thọ. Không biết có phải từ cánh đồng rau, hoa này mà lan lên thành làng hoa Hương Điền - Đồng Nai không? Nhưng hồi tôi đi học đã có lác đác người ta trồng ở sân trước nhà để sau này thành làng hoa nổi tiếng ở Nha Trang thập niên 80.


Trường làng tôi giữa vườn rau và hoa mênh mông thoáng đãng nên mỗi tiếng cười, tiếng nói của học trò đều ngân vang ríu rít như đàn chim én, chiền chiện bay trên cánh đồng. Khi chúng tôi vào lớp thì cha mẹ và nhiều bà con đã cắm cúi cuốc xới, gặt hái trên cánh đồng xung quanh. Có lần tôi được nghe chú tôi kể rằng, đi làm được nghe lũ trẻ ê a học bài vang bên tai không chỉ vui mà còn thấy cảm xúc. Chú hay đùa: “Tụi con học bài gì, tụi chú ngoài này thuộc luôn đó!”.


Nghe nói rằng xưa kia nơi đây là cánh rừng mai bạt ngàn, sau này dân khai hoang mở đất trồng lúa, trồng rau và ngôi trường của chúng tôi dành cho trẻ con góc làng Phước Hải này. Có ngôi trường làm cả vùng đất trở nên trù phú và văn minh lên hẳn, bớt hoang sơ, buồn tẻ.


Khi chúng tôi trở về có rất nhiều điều vui, đó là bài học đã xong. Hôm nào cô cho điểm 10 vào quyển vở thì tôi thành con chim sáo trên ngọn tre. Tha thẩn chạy nhảy tung tăng qua những luống rau, có khi tôi nhổ vài cây cải, cây hành nhỏ đem về trồng trong lon sữa bò ở nhà để chơi đồ hàng với bạn bè. Có lúc tôi cùng lũ bạn xắn quần lội theo dòng suối nhỏ cho mát chân rồi mới về nhà. Những ngày giáp Tết, khi những luống hoa vàng, hồng rực rỡ khắp nơi, chúng tôi đứa nào cũng nhón tay ngắt một bông hoa đem về nhà cắm trong chai nhỏ. Đọc truyện thiếu nhi, tôi thấy những con chim nhỏ thường hay nhặt những cọng cỏ, nhành cây về tổ để trang trí và thấy mình cũng giống chúng.


Những tháng mùa đông, sớm mai, bầu trời đầy mây và thường xuyên có những cơn mưa nhỏ. Đứa nào nhà khá có chiếc áo len màu, còn phần lớn đều là áo cũ của người lớn sửa lại và chiếc khăn dạ sẫm màu nhưng đứa trẻ nào cũng hớn hở sung sướng. Khi chúng tôi đến trường, cả không gian vẫn còn như hư ảo mây và sương làm ướt đẫm cánh đồng rau và hoa. Mái trường ẩn hiện chỉ có tiếng trẻ thơ ê a học bài giữa gió lạnh và mây mù.


Rồi những mùa đông trôi qua, ngôi trường xưa bé nhỏ thân thương đã không còn, cánh đồng rau - hoa cũng thay thế bằng nhà cửa, nhưng với tôi, những đứa trẻ ngày đó, ngôi trường giữa cánh đồng vẫn đầy lưu luyến như một miền cổ tích.


Châu My Anh

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp