Theo Reuters, ngày 13/4, giá dầu thế giới lại tăng sau tuyên bố từ Nga cho rằng các cuộc đàm phán với Ukraine "đi vào ngõ cụt", dấy lên lo ngại về thiếu hụt nguồn cung. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Theo Reuters, ngày 13/4, giá dầu thế giới lại tăng sau tuyên bố từ Nga cho rằng các cuộc đàm phán với Ukraine "đi vào ngõ cụt", dấy lên lo ngại về thiếu hụt nguồn cung.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022, do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, lạm phát tăng cao, cũng như diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhất là tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng nhận định, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 trung bình ở mức 99,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn 260 nghìn thùng/ngày so với dự báo trước đó. Một phần là do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Một nguyên nhân nữa là nhu cầu dầu mỏ của các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thấp hơn dự kiến.
Giá điện gió và năng lượng mặt trời tại các thị trường lớn tăng gần 30% trong năm qua. TTXVN dẫn chỉ số hàng quý của nền tảng theo dõi các giao dịch mua bán điện (PPA) LevelTen Energy cho thấy, giá hợp đồng năng lượng tái tạo đã tăng 28,5% ở Bắc Mỹ và 27,5% ở châu Âu. Sự gián đoạn kinh tế, logistics và thị trường lao động trong đại dịch Covid-19 càng nghiêm trọng hơn do xung đột ở Ukraine, làm đảo ngược các nỗ lực giảm chi phí cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tại hội nghị về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Palau, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry kêu gọi các quốc gia tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Theo ông Kerry, cuộc xung đột tại Ukraine cho thấy đã đến lúc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch và độc lập.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 12/4 cho biết, nước này sẽ đẩy nhanh thực hiện các dự án khai thác khí tự nhiên nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga và đưa Hy Lạp trở thành một trung tâm năng lượng của châu Âu. Theo Thủ tướng Mitsotakis, việc này sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tăng cường năng lượng tái tạo và mục tiêu của Hy Lạp về cắt giảm 55% lượng khí thải CO2 vào năm 2030.
Theo Báo Nhân Dân điện tử
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tags: Viet Nam,
giao duc,
xa hoi,
kinh te,
the thao,
phap luat,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
van hoa,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
bong da,
giai tri,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions