Do nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu, các nguồn tài nguyên đang bị tận dụng ở mức báo động, lượng rác thải và ô nhiễm tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Ý tưởng về một
Do nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu, các nguồn tài nguyên đang bị tận dụng ở mức báo động, lượng rác thải và ô nhiễm tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Ý tưởng về một “nền kinh tế tuần hoàn” bền vững hơn đang được Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế nghiên cứu, thúc đẩy.
Trong 30 năm qua, LHQ ước tính, lượng nguyên liệu thô khai thác trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi và với tốc độ khai thác hiện tại, khối lượng này sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2060. Cách chúng ta sử dụng và xử lý tài nguyên thiên nhiên được cho là nguyên nhân trực tiếp của 90% sự mất mát đa dạng sinh học toàn cầu, khiến nguồn nước cạn kiệt và phát khí thải gây biến đổi khí hậu.
Khái niệm về sự tuần hoàn trong nền kinh tế hướng đến mô hình chú trọng việc thiết kế các sản phẩm và sử dụng vật liệu phù hợp để có thể được tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế hoặc phục hồi, nhằm duy trì giá trị sử dụng trong nền kinh tế càng lâu càng tốt. Từ đó, thế giới sẽ cần ít tài nguyên hơn, giảm thiểu rác thải và lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
LHQ kêu gọi những nỗ lực từ người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm thay đổi cách tái chế đơn giản trong mô hình kinh doanh “lỗi thời có kế hoạch” (mua, loại bỏ và thay thế sản phẩm thường xuyên). Trong một báo cáo năm 2021, các chuyên gia ước tính, tỷ lệ tuần hoàn trong nền kinh tế toàn cầu (tỷ lệ vật liệu thu hồi, tái sử dụng trong vật liệu tổng thể được sử dụng) chỉ đạt mức 8,6%, giảm so mức 9,1% của năm 2018.
Người đứng đầu Ủy ban Kinh tế châu Âu của LHQ (UNECE), Olga Algayerova cho biết, sự định hướng và tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp giảm đáng kể lượng các-bon phát thải và tạo ra khoảng 1,8 triệu việc làm vào năm 2040. Để tiến trình chuyển đổi hiệu quả, LHQ hối thúc các chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ. Những năm gần đây, nhiều cam kết chính thức đã được đưa ra ở một số quốc gia và khu vực để giảm lãng phí tài nguyên.
Mới đây, Mỹ thông qua “Hiệp ước nhựa” với mục tiêu đến năm 2025 mọi bao bì ni-lông phải có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy dễ dàng. Tại Liên hiệp châu Âu (EU), kế hoạch hành động về nền kinh tế tuần hoàn mới được thông qua vào năm 2020 là một phần của Thỏa thuận Xanh đầy tham vọng, nhằm đưa châu Âu trở thành lục địa trung hòa khí thải vào năm 2050. Ở châu Phi, các quốc gia như Rwanda, Nigeria và Nam Phi cũng đã thành lập Liên minh Kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tầm nhìn phát triển một nền kinh tế bền vững hơn cho lục địa này.
Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn không chỉ có lợi cho doanh nghiệp, người dân mà cả môi trường sống thiên nhiên. LHQ nhận định, để nền kinh tế thế giới dịch chuyển và phục hồi bền vững sau đại dịch, những cách tiếp cận này cần được mở rộng quy mô trên tất cả các lĩnh vực.
Theo Báo Nhân Dân điện tử
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tags: Viet Nam,
giao duc,
xa hoi,
kinh te,
the thao,
phap luat,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
van hoa,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
bong da,
giai tri,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions