Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2030

Thứ tư - 01/03/2023 07:22
Bộ Chính trị đặt mục tiêu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và khởi công các đoạn Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang giai đoạn 2026-2030.
Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2030

Nội dung trên được nêu trong thông báo kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về quan điểm, Bộ Chính trị xác định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với tuyến đường sắt đô thị, trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế.

Để đáp ứng mục tiêu nước ta là nước phát triển có thu nhập cao đến năm 2045, Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trong đó, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại đô thị lớn.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025 là phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang giai đoạn 2026-2030.

Đến năm 2030, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có. Đồng thời, tiếp tục triển khai đầu tư tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Giai đoạn này, Bộ Chính trị cũng đặt mục tiêu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế như Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu; cửa khẩu quốc tế Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn; cảng hàng không quốc tế Thủ Thiêm - Long Thành; đường sắt vành đai phía đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi).

Đối với tuyến TP.HCM - Cần Thơ, phương thức đầu tư là đối tác công - tư (PPP) hoặc bằng phương thức đầu tư khác phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long trước năm 2030.

Ngoài ra, mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được đặt mục tiêu hoàn chỉnh vào năm 2035.

duong sat toc do cao anh 1

Trang bìa báo cáo thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Đến năm 2045, Bộ Chính trị đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, TP.HCM; tuyến đường sắt kết nối với đầu mối vận tải có lưu lượng lớn như cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Chính trị cho biết giải pháp là ưu tiên bố trí nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, khai thác hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất, nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển giao thông vận tải đường sắt.

Đồng thời, đa dạng hoá nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư các dự án đường sắt, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (hợp đồng BT, BOT, BTO, TOD...).

Các cơ quan cũng được yêu cầu nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách về nhượng quyền khai thác một phần kết cấu hạ tầng đường sắt để thu hồi vốn các công trình được đầu tư từ vốn vay, kể cả vốn ODA và vốn trái phiếu Chính phủ.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu củng cố, nâng cao năng lực doanh nghiệp vận tải đường sắt, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, cổ phần hoá, thoái vốn trong kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phương tiện, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải đường sắt.

Những cuốn sách hay về miền Nam

Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.

Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và sân bay Long Thành đồng loạt thi công

Hai dự án trọng điểm quốc gia là cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và sân bay Long Thành bắt đầu thi công đồng loạt trở lại từ ngày 26/1 và 31/1.

Bố trí 400 tỷ đồng lắp đặt tín hiệu tại hơn 200 đường ngang

Năm 2023, từ nguồn ngân sách Nhà nước bố trí 400 tỷ đồng để lắp đặt tín hiệu đường sắt tại hơn 200 đường ngang có gác.

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối Hà Nội với 4 tỉnh lân cận

Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng lộ trình nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc...

Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp