Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ i[email protected], cảm ơn !

Mã sức khỏe - Thẻ hành trình, công cụ giúp Trung Quốc kiểm soát Covid-19

Thứ bảy - 11/09/2021 00:52
“Xin chào quý khách! Đề nghị quý khách mở ứng dụng Alipay hoặc Wechatpay quét Mã sức khỏe”. Vế sau của câu chào quen thuộc đã được thêm vào, trở thành một thao...
Mã sức khỏe - Thẻ hành trình, công cụ giúp Trung Quốc kiểm soát Covid-19
“Xin chào quý khách! Đề nghị quý khách mở ứng dụng Alipay hoặc Wechatpay quét Mã sức khỏe”. Vế sau của câu chào quen thuộc đã được thêm vào, trở thành một thao tác bắt buộc của người dân Trung Quốc tại các điểm ra vào công cộng, kể từ thời điểm tháng 2/2020, khi đại dịch Covid-19 càn quét TP Vũ Hán, kéo theo hàng loạt địa phương khác bước vào trạng thái thời chiến.
 
Mã sức khỏe thành phố Bắc Kinh, bên trong tích hợp tra cứu thông tin tiêm vaccine ngừa Covid-19. (Ảnh: Vi Sa)
Mã sức khỏe thành phố Bắc Kinh, bên trong tích hợp tra cứu thông tin tiêm vaccine ngừa Covid-19. (Ảnh: Vi Sa)
 
Trung Quốc ngày nay, phụ kiện duy nhất không thể thiếu khi ra khỏi nhà, đó là 1 chiếc điện thoại thông minh được sạc đầy pin. Nếu trong ví của bạn không có tiền mặt hoặc chỉ có tiền chẵn, bạn có thể gặp 1 số rắc rối thú vị, thí dụ như không thể mua 1 chiếc vé xe buýt, hay mua 1 cốc cà phê ở cửa hàng tiện lợi, bởi trên xe buýt hay cửa hàng tiện lợi rất có thể không có tiền lẻ để trả lại bạn. Nếu bạn cần phải giải quyết thủ tục hành chính, mọi thông tin cá nhân đã được đăng ký trực tuyến trên Wechat và Alipay sẽ giúp bạn xuất hành 1 cách gọn nhẹ nhất.
 
 
 
Các điểm đến công cộng đều yêu cầu người dân quét Mã sức khỏe.
Các điểm đến công cộng đều yêu cầu người dân quét Mã sức khỏe.

 

 
Lần lượt ra mắt vào năm 2003 và 2013, hai ứng dụng thông tin và thanh toán trực tuyến bằng mã QR gồm Alipay và Wechatpay đã tạo nên cuộc cách mạng điện thoại thông minh của đại đa số người dân Trung Quốc. Với khoảng 700 triệu khách hàng mỗi ứng dụng, Alipay và Wechatpay định hình thói quen sử dụng ví điện tử để thanh toán mọi khoản chi cá nhân thường xuyên, giúp chính quyền tối ưu hóa các thủ tục hành chính.
 
Sở hữu số lượng khách hàng khổng lồ, kho dữ liệu lớn của Alipay và Wechat đã phát huy toàn diện sức mạnh số của mình trong công tác kiểm soát Covid-19, trở thành công cụ số hóa đắc lực, giúp từng cá nhân có thể thực hiện khai báo trực tuyến dưới bối cảnh giãn cách xã hội và phong tỏa khu vực, giúp các cơ quan hữu quan tinh giản các thủ tục hành chính và tiết kiệm nhân lực.
 
Cuối tháng 1 đầu tháng 2/2020, đại dịch Covid-19 càn quét TP Vũ Hán, nhanh chóng lan rộng tới các địa phương lân cận. Công tác sàng lọc F0, kiểm soát lịch trình di chuyển người dân, khai báo y tế tại các điểm ra vào… thời điểm đầu chống dịch được sử dụng bằng các biện pháp thủ công, trở thành công việc tiêu tốn nhân sự và thời gian trong cuộc chạy đua với tốc độ lây nhiễm của SARS-CoV-2. 
 
 
Thẻ hành trình phạm vi toàn quốc. Màu xanh được thông qua, màu vàng và đỏ phải chịu giám sát y tế.
Thẻ hành trình phạm vi toàn quốc. Màu xanh được thông qua, màu vàng và đỏ phải chịu giám sát y tế.
Nhận thấy bất cập về công nghệ khiến công tác phòng chống Covid-19 gặp nhiều bất lợi, quận Dư Hàng, TP Hàng Châu là cái tên đầu tiên của Trung Quốc nghiên cứu phát triển 1 tấm thẻ sức khỏe điện tử, với yêu cầu của chính quyền quận gồm bao trùm “toàn bộ nhân khẩu+ toàn bộ quy trình+ toàn bộ lĩnh vực của cơ chế liên ngành chống dịch”.
 
Trong vòng 24 tiếng, bằng cơ sở dữ liệu lớn và nền tảng công nghệ của Alipay, thẻ sức khỏe điện tử phiên bản H5 của quận Dư Hàng chính  thức ra mắt ngày 5/2, các phiên bản mới cập nhật liên tục sau 1 tiếng. Trong suốt quá trình sử dụng đến khi được thay thế bằng Mã sức khỏe của tỉnh Chiết Giang, H5 đã có tổng cộng 470 triệu lượt quét mã. Từ một quận có tình trạng lây nhiễm thuộc khu vực “trọng điểm” của Hàng Châu, Dư Hàng không những tự giúp mình trở thành quận gỡ phong tỏa sớm nhất, còn trở thành đầu tàu phục hồi sản xuất của toàn tỉnh.
 
Cách làm của quận Dư Hàng nhanh chóng được TP Hàng Châu triển khai, và sau đó được thống nhất bởi Mã sức khỏe của tỉnh Chiết Giang, để rồi nhanh chóng nhân rộng toàn quốc. Tính từ ngày 9/2, lần lượt thành phố Hàng Châu, đến tỉnh Chiết Giang, rồi tới tỉnh Tứ Xuyên ra mắt Mã sức khỏe.
 

 

Tại các khu dân cư, ngoài Mã sức khỏe, khách và nhân viên giao hàng cần khai báo thông tin thủ công.
Tại các khu dân cư, ngoài Mã sức khỏe, khách và nhân viên giao hàng cần khai báo thông tin thủ công.
 
Một tuần sau, ngày 16/2, Ủy ban hành chính điện tử Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã chỉ đạo Alipay nhanh chóng xúc tiến phát triển Mã thông tin sức khỏe toàn quốc, công việc có thể mất tới 4 tuần được yêu cầu gói gọn chỉ trong 4 ngày. Kết quả ngoài sự mong đợi khi phiên bản Mã sức khỏe đầu tiên của Hàng Châu được đưa vào sử dụng vào ngày 17/2, sau yêu cầu chỉ 24 tiếng.
 
Một chuyên gia quản lý dự án cấp cao của Alipay nhớ lại, thời điểm đó, cơ quan liên ngành phòng chống Covid-19 cần được cập nhật liên tục, thường xuyên tình hình sức khỏe và lịch trình di chuyển đi và đến của toàn bộ người dân địa phương. Chỉ có “trạng thái động” của nền tảng điện tử thay thế “trạng thái tĩnh” của những tờ giấy, mới bảo đảm thông tin nhanh nhạy. Mã sức khỏe là cách quản lý chủ động, căn cứ trên quy định của chính quyền và sự tự giác của người dân trong khai báo, tạo ra quỹ thời gian quý giá cho công tác kiểm soát lây nhiễm và cứu chữa bệnh kịp thời.
 
Hiện tại, 31 tỉnh, thành của Trung Quốc đang sử dụng Mã sức khỏe của riêng mình, mỗi địa phương cũng phát triển một Thẻ hành trình để kiểm soát khách đến tại các cửa ngõ giao thông, cả hai được tích hợp trong ứng dụng quét mã QR của Alipay, Wechat, 1 số ít địa phương sử dụng ứng dụng riêng để khai báo y tế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sử dụng song song 1 Mã sức khỏe và Thẻ hành trình thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
 
Theo Báo Nhân Dân điện tử
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp