Nhiều nền kinh tế duy trì đà phục hồi

Thứ hai - 03/01/2022 09:29
Sau hai năm chịu nhiều tác động do đại dịch Covid-19, kinh tế Nhật Bản được dự báo có thể bứt tốc trong tài khóa 2022 nhờ tiêu dùng cá nhân phục hồi và kim ngạch xuất khẩu tăng. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Nhiều nền kinh tế duy trì đà phục hồi
Sau hai năm chịu nhiều tác động do đại dịch Covid-19, kinh tế Nhật Bản được dự báo có thể bứt tốc trong tài khóa 2022 nhờ tiêu dùng cá nhân phục hồi và kim ngạch xuất khẩu tăng.
 
TTXVN dẫn báo cáo của Chính phủ Nhật Bản cho biết, sau khi sụt giảm kỷ lục 4,5% trong tài khóa 2020, kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại từ mùa thu năm 2021. Chính phủ Nhật Bản dự báo, GDP thực tế của Nhật Bản sẽ tăng 2,6% trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) và tăng 3,2% trong tài khóa 2022.
 

 

Hành khách tại sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Hành khách tại sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN).
 
Chính phủ Hàn Quốc công bố báo cáo cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021. Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 644,54 tỷ USD trong năm 2021, tăng 25,8% và là mức tăng theo năm cao nhất từ trước đến nay. Ðáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang khu vực Ðông Nam Á đạt 108,88 tỷ USD, tăng 22,3%; xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lần lượt đạt 95,9 tỷ USD và 63,6 tỷ USD.
 
Bộ Du lịch Mexico đánh giá, ngành du lịch Mexico đã phục hồi mạnh mẽ, đón gần 31 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2021, đạt doanh thu 18,42 tỷ USD, tăng 28,1% về lượng khách và 67% về doanh thu so với năm 2020. Ngành "công nghiệp không khói" đã đóng góp tới 7,1% GDP của Mexico trong năm 2021 và được dự báo lên mức 8,3% GDP trong năm 2022, tiến tới phục hồi hoàn toàn mức trước đại dịch vào năm 2023.
 
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế châu Phi sẽ tăng trưởng 3,8% vào năm 2022, nhờ sản xuất nông nghiệp phong phú ở một số quốc gia. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi (SSA) nhờ các nỗ lực thúc đẩy thương mại và đầu tư. Báo cáo "Phục hồi trong đại dịch" của IMF cho thấy, 25 nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Phi đều ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn trong năm tới.
 
Theo TTXVN
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp